Kỹ thuật cướp bóng đối thủ

Thông thường cấu trúc của cướp, cắt bóng bao gồm 3 khâu chủ yếu là: chọn lựa vị trí; thời cơ cướp, cắt bóng; động tác thực hiện tiếp theo sau khi cướp và cắt bóng.

I. Mục tiêu:

Trang bị cho người học khái niệm, phân loại, ý nghĩa tác dụng của kỹ thuật tranh cướp trong thi đấu, những động tác và phương pháp tranh cướp thường sử dụng trong thi đấu về kỹ thuật ném biên. Nắm được phương pháp giảng dạy, lỗi sai thường mắc, cách khắc phục và một số bài học tranh .

II. Tóm tắt

– Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng.

– Phân loại cấu trúc kỹ thuật: Cướp bóng chính diện, cướp bóng từ hai bên, xoạc bóng chính diện, xoạc bóng từ hai bên.

Nguyên lý kỹ thuật: Chọn vị trí, thời cơ tranh cướp, động tác sau khi tranh cướp.

Những động tác và phương pháp tranh cướp bóng thường sử dụng:

Kỹ thuật tranh cướp bóng

– Cướp bóng chính diện.

– Va chạm hợp lý, cướp bóng từ hai bên.

– Xoạc bóng chính diện.

– Xoạc bóng nghiêng từ phía sau.

– Xoạc bóng bằng một chân.

– Xoạc bóng bằng chânngược với chân dẫn bóng của đốiphương.

Phương pháp giảng dạy

– Thị phạm động tác cùng với các bài tập thích hợp.

– Phân tích những sai lầm thường mắc và cách khắc phục.

– Hệ thống bài tập.

III. Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng của việc cướp bóng:

Khái niệm:

Cướp bóng là chỉ việc sử dụng những động tác hợp lý, đúng luật để đoạt hoặc phá bóng trongtầm khống chế của đói phương, còn cắt bóng là sử dụng những động tác kỹ thuật cần thiết để đỡ hoặcphá những đường chuyền của đối phương.

Ý nghĩa, tác dụng của việc tranh cướp bóng:

Dành quyền khống chế bóng, phá, cản dường tấn công của đối phương, biến phòng thủ thànhtấn công.

Để thu hẹp khoảng trống và hạn chế tầm hoạt động của đối phương.

IV. Phân loại và cấu trúc động tác kỹ thuật tranh cướp bóng:

Cướp bóng bao gồm các kỹ thuật cướp và xoạc

Phương pháp giảng dạy phân tích và thị phạm kỹ thuật.

Cướp bóng trực diện (trước mặt).

Cướp bóng từ hai bên.

Xoạc bóng trực diện (trước mặt)

Xoạc bóng từ hai bên.

Cắt bóng bao gồm các kỹ thuật như: đá bóng, đánh đầu, xoạc bóng và dừng bóng…

Thông thường cấu trúc của kỹ thuật cướp, cắt bóng bao gồm 3 khâu chủ yếu là: chọn lựa vị trí; thời cơ cướp, cắt bóng; động tác thực hiện tiếp theo sau khi cướp và cắt bóng.

V. Những động tác và phương pháp tranh cướp bóng thường sử dụng:

a. Cướp bóng chính diện


Mặt hướng thẳng vàođối phương, hai chân mở rađứng chân trước chân sau, haigối hới khuỵu xuống, hạ thấptrọng tâm cơ thể đặt vào khoảng giữa hai chân, khi chân ngườidẫn sắp hoặc vừa chạm đất thì người cướp bóng đạp mạnh chân sau xuống đất và cướp dài về phía trước, dùng má trong lòng bàn chân hướng thẳng vào bóng để cản cắt bóng rồi nhanh chóng bước dài chân vềphía trước và chuyển trọng tâm cơ thể lên chân trước để cướp bóng. Va chạm hợp lý cướp bóng từ haibên

Khi chạy tới ngang với cầu thủ đang dẫn bóng thì hạ thấp trọng tâm cơ thể và dùng một bên cánh tay tỳ sát vào phần trên các tay của đối phương.

Khi chân của đối phương vừa rời đất, lập tức dùng phần cánh taysát dưới vai va chạm vào bộ vị tương ứng của đối phương, khiến anh ta bị mất thăng bằng rời khỏi bóng để thừa cơ cướp và giành quyền khống chế bóng.

b. Xoạc bóng chính diện


– Mặt hướng đối diện với người dẫn bóng, hai chân mở ra đứng chân trước chân sau, hai đầu gối hơi khuỵu xuống, hạ thấp trọng tâm cơ thể đặt vào khoảng giữa hai chân.

– Khi chân chạm bóng của người dẫn bóng sắp sửa, hoặc vừa chạm đất thì đạp mạnh một chân xuống đất đồng thời chân kia xoạc dọc trên mặt đất lao thẳng vào bóng.

– Khi tay vừa chạm đất xoay nghiêng phần than trên và ngã ra phía sau rồi nhanh chóng đứng dậyđể thực hiện động tác tiếp theo.

c. Xoạc bóng nghiêng từ phía sau


– Chân xoạc bóng có thể chia ra thành xoạc bóng bằng chân cùng bên với chân dẫn bóng của đối phương và xoạc bóng bằng chân ngượcvới chân dẫn bóng của đối phương.

d1. Xoạc bóng bằng chân cùng bên với chân dẫn bóng của đối phương.


– Khi đối phương đã đẩy bóng vượt qua mà không thể dùng cách nào để chạm được vào bóng thì người xoạc dùng chân ngược bên vờichân dẫn bóng của đối phương đạp mạnh xuống đất và dùng má ngoài của chân cùng bên với chân dẫn bóng của đối phương xoạc dọc trên mặtđất, lao thẳng vào bóng và hướng ra ngoài đồng thời dùng mu hoặc mũi bàn chân đá hoặc chọc bóng đi.

d2. Xoạc bóng bằng chân ngược bên với chân dẫn bóng của đối phương.


– Khi người dẫn bóng đẩy vượt bóng qua, người cướp bóng dùng chân cùng bên với chân dẫn bóng của đối phương đạp mạnh xuống đất và dùngmá ngoài của chân ngược bên xoạc dọc vào trên mặtđất lao thẳng vào bóng và dùng lòng bàn chân đạpmạnh vào bóng.

VI. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật ném biên:

– Giáo viên, huấn luyện viên hướng dẫn giảng dạy thị phạm động tác.

– Tìm các bài tập bổ trợ thích hợp( từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó).

– Lúc đầu tập các động tác không bóng (phía trước, bên cạnh)

– Vừa di chuyển vừa thực hiện động tác tranh cướp bóng và xoạc chân nhiều lần.

– Tập động tác tranh cướp bóng với người dẫn bóng.

– Tập 2 người với nhau 1 người dẫn bóng 1 người thực hiện kỹ thuật tranh cướp theo ba hướng.

– Cho 1 người có thể tung bóng hoặc đá bổng để 2 cầu thủ thực hiên tranh cướp bóng trước mặt hoặc hai bên.

– Giáo viên, huấn luyện viên(HLV) cho thực hiện đấu tập nhóm (3-3) (4-4) hay thực hiện bài tậpđá ma.

Những sai lầm thường mắc và cách khắc phục

1. Sai lầm thường mắc

– Xác định thời cơ không hợp lý.

– Động tác thực hiện không dứt khoát, có tâm lý ngại va chạm khi tranh cướp

– Động tác xoạc bóng từ phía sau không đúng bóng

– Do sợ bóng, không bình tĩnh nên thực hiện tranh cướp rất dễ gây ra chấn thương và phạm luật.

– Vào lúc tiếp xúc bóng các khớp không được khống chế chắc chắn mà dễ dãn lỏng.

– Không có động tác lăn bóng để thoát khỏi khu vực cản bóng sau khi tranh bóng.

– Mắt không nhìn vào bóng.

– Tay để sát cạnh sườn và nâng lên giữ thăng bằng.

– Cầu thủ không thực hiện cú cản bóng mà muốn đá vào bóng nhiều hơn.

– Cú cản bóng thực hiện dưới trục ngang của quả bóng.

– Thân người không ngã về phía trước trên quả bóng, và tất cả các khớp không giữ chặt cứng màdãn lỏng ra.

– Cầu thủ phòng vệ lấy bóng không đủ dũng cảm và kiên quyết để tranh cướp bóng.

2. Khắc phục

– Tập lại các động tác tranh cướp bóng cố định (chú ý thời cơ)

– Tập động tác tranh cướp bóng có người dẫn bóng (chú ý đến khoảng cách và thời điểm đưa chân tranh cướp bóng hoặc xoạc bóng).

VII. Hệ thống bài tập tranh cướp bóng:

1. Cho học sinh luyện tập xoạc bóng chết ( cố định).

Hình thức:

Giáo viên, đặt bóng cố định ở một điểm, cho học sinh xếp theo hàng dọc rồi lần lượt cho từng người một thực hiện di chuyển lên phía trên và tập xoạc bóng theo hiệu lệnh của giáo viên.

Mục đích:

Giúp học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản của kỹ thuật xoạc bóng đơn giản nhất.

Yêu cầu:

Học sinh tập luyện tích cực và thực hiện đúng bài tập mà giáo viên đề ra. Tránh trường hợp dẫnđến chấn thương.

2. Hai người một nhóm cách nhau khoảng 2m một người dẫn bóng, người còn lại bước lên phía trước thực hiện chính diện bằng má trong lòng bàn chân

Mục đích: cho học sinh làm quen với việc tranh cướp đối kháng đơn giản nhất trong các kỹ thuật tranh cướp bóng.

Yêu cầu: người tranh cướp phải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật động tác mà giáo viên đề rađể tránh xảy ra chấn thương trong tập luyên.

3. Hai người một nhóm, kề vai chạy chậm và quan sát sự di chuyển trọng tâm cơ thể củađối phương để nắm vững thời điểm và phương pháp va chạm.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *