JOSE MOURINHO – Nhà độc tài mang dáng vẻ của kẻ chinh phục

“Hội chứng Stockholm” là thuật ngữ miêu tả một loạt những trạng thái tâm lý xuất hiện với bất cứ ai nằm trong dạng quan hệ “vô cùng thân thiết và gần gũi trong đó một người xúc phạm, đánh đập, đe dọa, hành hạ (tâm lý hoặc thể xác) người còn lại.”. Trong đó, nạn nhân lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ đối tượng hành hạ mình. Đó dường như chính là thứ hội chứng mà rất nhiều những người làm việc cùng Jose mắc phải.
HOẶC TẤT CẢ, HOẶC KHÔNG CÓ GÌ
Mùa Hè năm 2011 là một mùa Hè êm đềm với thế giới bóng đá khi không có sự kiện lớn nào diễn ra. Các cầu thủ Real Madrid thoải mái lên đường đến những bãi biển trải dài dưới bóng dừa, thư giãn hoàn toàn sau một mùa giải vô cùng căng thẳng.

Nhưng tại Valdebebas, vẫn có một người làm việc như điên trong căn phòng riêng của mình. “Boong-ke của Jose” – các nhân viên của Real Madrid gọi như vậy, bắt đầu hoạt động từ 8h sáng hàng ngày và thường chỉ tắt đèn sau 7h tối, đôi khi đến 10h đêm khi chiến lược gia người Bồ đã cảm thấy mệt mỏi với những ý tưởng của mình.

“Kế hoạch thức tỉnh một con voi đang ngủ”, đó là tựa đề mà Marca dành cho một tháng mùa Hè “tu luyện” của Mourinho. Sang Real Madrid sau một mùa giải rực rỡ với cú ăn ba cùng Inter, mùa giải đầu tiên của “” tại Bernabeu diễn ra không như mong muốn. Los Blancos về đích sau Barcelona tại La Liga và bị chính đội bóng xứ Catalan loại ở bán kết Champions League. Trận thua 0-5 trước Barca trong trận “Siêu kinh điển” đầu tiên trên đất Tây Ban Nha thực sự là một cái tát vào lòng kiêu hãnh cao vời vợi của Mourinho.

Thời ở Real Madrid, Mourinho thường nhốt mình trong phòng làm việc để đề ra phương sách cho cả mùa giảiThời ở Real Madrid, Mourinho thường nhốt mình trong phòng làm việc để đề ra phương sách cho cả mùa giải
Dù có được Cúp Nhà Vua, Mourinho vẫn phải nhận nhiều chỉ trích. Ông từ chối mong muốn tiếp tục gắn bó với Bernabeu của hai huyền thoại sống Raul và Guti, đồng thời biến đội bóng thành “Real Madrid ít tính Tây Ban Nha nhất” với những bản hợp đồng với Mesut Oezil, Sami Khedira, Angel Di Maria và Ricardo Carvalho.

“Ông ấy biến Chelsea thành một đội bóng không có người Anh, Inter thành đội bóng không có người Italia và bây giờ đến Real Madrid” – Tờ AS than vãn. Bên cạnh đó, một lý do nữa khiến chiến lược gia người Bồ không nhận được nhiều tình cảm từ các Madridista là việc lối đá của “Kền kền trắng” đã trở nên thực dụng hơn, đúng với phong cách của Mourinho.

Nhưng Mou không quan tâm đến điều đó. Mùa giải vừa kết thúc, ông lập tức bắt tay vào việc cải tổ đến tận gốc rễ đội bóng, một mình. Ông phân tích và xây dựng lại cơ sở dữ liệu của các cầu thủ, thiết lập lại chương trình huấn luyện cho các đội trẻ. Ông đề ra những quy tắc riêng trong sinh hoạt của cả đội và thậm chí, đưa ra cả tiêu chuẩn cho bề mặt cỏ của sân Bernabeu.

Ước mơ “độc tài” của Mourinho đánh bật Jorge Valdano khỏi Real Madrid.Ước mơ “độc tài” của Mourinho đánh bật Jorge Valdano khỏi Real Madrid.
Một cách rõ ràng và quyết liệt, Mourinho muốn có được thứ quyền lực như Sir Alex Ferguson và Arsene Wenger có được ở M.U và Arsenal. Hai nhà cầm quân này là hình mẫu kinh điển của những nhà quản lý “độc tài”, nắm vững và có “quyền sinh sát” ở tất cả các mặt của đội bóng từ những việc nhỏ nhất.

Khi Mourinho muốn thâu tóm tất cả mọi thứ trong tay, sự có mặt của Jorge Valdano, khi đó là GĐĐH của CLB trở nên vô nghĩa. Cuối tháng 5/2011, Valdano rời chức vụ trong sự ấm ức tồn tại đến tận bây giờ. Florentino Perez buộc phải đưa ra lựa chọn đúng đắn duy nhất vào thời điểm ấy và ông quyết định đặt niềm tin trọn vẹn vào Mourinho.


BÀI HỌC LỚN TỪ QUÁ KHỨ
Niềm tin của Perez thu được trái ngọt khi đó là một mùa giải thành công của Real Madrid. Đội bóng Hoàng gia TBN vô địch La Liga với điểm số kỷ lục (100 điểm), số bàn thắng kỷ lục (121 bàn) và hiệu số bàn thắng thua khó tin (+89). Tại Champions League, Real Madrid lọt đến vòng bán kết và chỉ bị loại sau loạt luân lưu may rủi với Bayern.

Với riêng , ông đã chứng minh được đội bóng trong tay mình có thể thay đổi như thế nào khi ông nắm quyền “thống soái” toàn diện với sự phục tùng tuyệt đối của tất cả. “Chúng tôi dường như mắc hội chứng Stockholm cả loạt. Tất cả mọi thứ đều nằm trong bàn tay Mourinho, nhưng chúng tôi thấy chẳng có vấn đề gì khi tuân theo ông ấy như những cái máy, bởi những chiến thắng đến liên tiếp” – Xabi Alonso nhớ lại.
Mourinho học được nhiều điều từ thời gian làm việc với Van GaalMourinho học được nhiều điều từ thời gian làm việc với Van Gaal
Ước mơ trở thành một “nhà độc tài” của Mourinho manh nha từ rất sớm, từ khi ông còn là một trợ lý HLV ở Barcelona và đặc biệt hơn, xuất phát từ một sai lầm của ông . Một câu chuyện được lưu truyền ở Camp Nou rằng dưới thời Van Gaal, Mourinho đã có những can thiệp rất sâu vào chuyên môn. Tháng 9/1997, Mou được Van Gaal cử đến Anh do thám Newcastle, đối thủ của Barcelona tại vòng bảng Champions League. Khi trở về, trên bàn làm việc của Van Gaal có một tập tài liệu phân tích những điểm mạnh yếu của đối thủ rất chi tiết.

Sai lầm của Mourinho ở chỗ ông đã đánh giá sai khả năng của cầu thủ chạy cánh phải Keith Gillespie. Ông cho rằng Gillespie chỉ là một cầu thủ chạy cánh tầm thường và không đem đến quá nhiều nguy hiểm cho hàng thủ Barca. Kết quả là trên đất Anh, Barca bị Newcastle chọc thủng lưới đến 3 lần với cú hat-trick của Faustino Asprilla và 2 trong số 3 bàn thắng của Asprilla đến từ những đường chuyền như đặt bên cánh phải của Gillespie.

Mourinho chưa bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào những trợ lý như Villas-BoasMourinho chưa bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào những trợ lý như Villas-Boas
Do không có được một bản báo cáo chính xác từ trợ lý, Van Gaal đã không có phương án phù hợp để đối phó với đối thủ. Hậu vệ trái Sergi, dù lúc đó là tuyển thủ quốc gia, có một trận đấu tệ hại khi liên tục bị Gillespie vượt qua.

Đó là một thất bại đáng nhớ với Mourinho, nhưng cũng là một bài học lớn. Ông nhận thấy rằng một HLV không thể trông chờ một cách thụ động và đặt niềm tin hoàn toàn vào những báo cáo của trợ lý, đặc biệt trong việc phân tích đối thủ. Tại các đội bóng mà ông từng dẫn dắt, các trợ lý phụ trách việc do thám luôn phải làm việc rất căng thẳng bởi họ phải phản biện những phân tích của mình một cách chi tiết trước Mourinho. Nhờ đó, Andre Villas-Boas đã có những tiến bộ đáng kể về tư duy chiến thuật nhờ đảm trách vai trò này trong nhiệm kỳ đầu của Mourinho tại Chelsea.

Luôn luôn đa nghi, luôn luôn tự vấn và khát khao quyền lực, đó chính là những tố chất căn bản đã làm nên Mourinho của thời điểm hiện tại. Cho đến khi nào sự sáng suốt của “Người đặc biệt” vẫn còn được thể hiện thì tại những nơi ông đặt chân đến, “hội chứng Stockholm” vẫn sẽ xảy ra.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *