Zindane – Quyền lực tối thượng của kẻ độc tài thích ưa nhìn

Rất khó để mô tả chân dung của , và càng khó hơn sau khi anh cùng giành chức vô địch Liga. Đấy là một tay ngang may mắn hay một lãnh đạo bậc thầy có ma lực hội tụ quần hùng? Một con người hào hoa lịch lãm hay một kẻ độc tài đằng sau vẻ ngoài ưa nhìn? Một kẻ làm tất cả vì chiến thắng hay một con người tao nhã? Một nhà phân tích và chuyên gia chiến thuật hay đơn giản chỉ là người có trực giác siêu việt? Từ trong màn sương, những chiếc Cúp hiện ra, nhưng Zizou vẫn còn là bí ẩn.
NGÀY XỬA NGÀY XƯA, CÓ MỘT CẬU BÉ TÊN LÀ ZIDANE..
Giống như bao cậu bé khác, niềm vui của Zidane là các buổi chiều đá bóng ngay trên đường phố. Đường phố khô cằn gập ghềnh sỏi đá, nhưng thế cũng đủ nuôi dưỡng giấc mơ của cậu. Và mỗi giấc mơ đều có hình bóng một thần tượng.

“Tôi luôn luôn chọn Platini. Còn mấy đứa bạn, tôi để bọn họ chia sẻ các thần tượng khác của tôi”, Zidane chia sẻ trên Esquire. Marseille những năm 80 của thế kỷ trước, Zidane ở cách xa “Hoàng tử nước Pháp” Platini đến vạn dặm, nhưng sau đó, “mục tiêu” này có vẻ vẫn còn quá thấp với anh. Platini giành Champions League nhưng chưa một lần vào đến chung kết World Cup, còn Zidane đã ghi bàn quyết định đem về cả hai chức vô địch.

Sau khi treo giày, Zidane tiếp tục đi theo con đường của thần tượng. Thay vì bước vào sự nghiệp huấn luyện như mong đợi, anh bắt tay vào công tác quản lý với chức danh giám đốc ở Real Madrid. Nhưng rồi mọi chuyện có vẻ không ổn. Zidane không có thực quyền ở Bernabeu, trong khi Platini tạo ra vụ bê bối đáng xấu hổ khi trao quyền tổ chức World Cup cho Qatar.

Nếu đi theo đường quan lộ, cuộc sống giàu sang trên những chiếc du thuyền hào nhoáng cùng các khoản tiền hối lộ kếch xù sẽ chờ đón Zidane. Nhưng cuối cùng, anh chấp nhận rủi ro – quyết định trở thành một HLV dưới sự soi mói của đám đông cũng như kỳ vọng của người hâm mộ. Thất bại có thể khiến danh tiếng của anh tổn hại, kế hoạch tiếp bước Platini tan tành mây khói. Nhưng Zidane có thể làm điều gì tốt hơn?

GHẾ MADRID, CHIẾC GHẾ CỦA NHỮNG NGHI NGỜ
Thực tế Zidane phải chịu đựng rất nhiều sự nghi ngờ khi trở thành HLV trưởng của Real Madrid. Ví dụ như ở trận lượt về vòng tứ kết Champions League gặp Wolfsburg mùa trước. Zidane khiến tất cả sốc nặng khi cất James Rodriguez và tiếp tục sử dụng Casemiro ngay từ đầu bất chấp Los Blancos thua 0-2 ở trận lượt đi. Florentino Perez rất giận dữ. Với ông, Casemiro không khác gì Makelele. Đó là mẫu cầu thủ ông không đời nào bỏ tiền ra chiêu mộ và dĩ nhiên, anh ta không bao giờ là galactico.

Với Perez và nhiều người, Casemiro chỉ phù hợp khi Real Madrid cố gắng kiếm điểm khi phải đá trận Kinh điển trên sân khách. Tiền vệ người Brazil không phải cầu thủ họ cần khi Los Blancos đang bị dẫn 0-2. Real cần một chiến thắng 2-0 để đưa trận đấu vào hiệp phụ, và họ sẽ phải thắng cách biệt 3 bàn nếu Andre Schuerrle hoặc Julian Draxler ghi 1 bàn tại Bernabeu. Tình thế đó dành cho James, Jese, Isco – bất cứ ai ngoại trừ Casemiro.

Thế nhưng, Zidane vẫn sử dụng Casemiro, thậm chí đẩy tiền vệ này lên đá cao nhất. Khi bóng bắt đầu lăn, các tay ký giả của Marca cũng bắt đầu gõ bài – những bài viết chỉ ra sai lầm của Zidane. Có lẽ băng ghế huấn luyện không phải nơi dành cho anh sau tất cả. Những cầu thủ vĩ đại thường không thể trở thành một HLV giỏi, và những cầu thủ xuất chúng như Zidane càng không bao giờ thành công.

Pele chưa từng thử, trong khi Diego Maradona tự cảm thấy xấu hổ. Johan Cruyff và Pep Guardiola đều làm cầu thủ và HLV tuyệt vời, nhưng Zidane không bao giờ muốn trở thành những “nhà truyền giáo” giống họ. HLV hiện đại từng là cầu thủ xuất sắc nhất có lẽ là Carlo Ancelotti, người có quan hệ mật thiết với Zidane.

Khi nhận lời dẫn dắt Real Madrid, Zidane đã chấp nhận thử thách khó khăn nhất từ trước đến nayKhi nhận lời dẫn dắt Real Madrid, Zidane đã chấp nhận thử thách khó khăn nhất từ trước đến nay
Nhiều người nghĩ Zidane thời cầu thủ cần phải học chiến thuật như các đồng đội. Chiến thuật đơn giản là những gì mà phần còn lại của thế giới bóng đá cần đến khi một cầu thủ như Zidane tồn tại. Các đối thủ cần chiến thuật để 11 cầu thủ có thể ngăn cản 1 người có tài năng vượt xa họ. Ngược lại, đội bóng của Zidane cần chiến thuật để anh có thể tự do trình diễn phẩm chất thiên tài mà họ không sợ sụp đổ mỗi khi mất bóng.

Nói thế không có nghĩa là Zidane dốt chiến thuật. Màn trình diễn ở trận chung kết World Cup 1998 là minh chứng sống động nhất. Anh hiểu rõ trận đấu. Nhưng Zidane rõ ràng biết cách phá tung một hệ thống đội hình hơn là cách tạo ra nó. Có lẽ anh hiểu bóng đá theo một cách riêng mà không thông qua những bảng vẽ chiến thuật rối rắm. Nếu các cầu thủ vĩ đại có thể giải nghĩa điều này, họ đã không cần đá bóng. Và như thế, người ta lo ngại Zidane khó có thể truyền đạt những gì anh biết.

Bên cạnh đó, họ tự hỏi Zidane thực sự có tính khí phù hợp với nghề huấn luyện viên? Anh có vẻ quá nóng tính. Không ai có thể quên pha húc đầu thẳng vào ngực Marco Materazzi cũng như 13 thẻ đỏ khác trong sự nghiệp của Zidane. Nó quá nhiều với một cầu thủ tài hoa, thiên hẳn về tấn công và hiếm khi phải tắc bóng như anh. Hầu hết đến từ các hành động trả đũa đối thủ.

“Nếu bạn xem kỹ lại 14 thẻ đỏ trong suốt sự nghiệp của tôi, bạn sẽ thấy 12 thẻ đến từ việc trả thù”, Zidane nói trên Esquire. Nó có ý nghĩa gì cho một HLV? Liệu Real Madrid nhất định cần một HLV trưởng thích ăn thua đủ với đối phương? Một Zidane cầu thủ quá đặc biệt, quá hoang dã, quá hoàn hảo và điên rồ liệu có thể trở thành một HLV xuất chúng?

NHỮNG CHIẾN THẮNG BƯỚC NGOẶT
Nhưng cuối cùng, Real đè bẹp Wolfsburg 3 bàn không gỡ. Cristiano Ronaldo lập một hat-trick – một pha đệm bóng cận thành, một quả đánh đầu chéo góc, một cú đá phạt trực tiếp gần cuối trận. Đó không phải màn trình diễn đỉnh nhất của siêu sao người Bồ Đào Nha.

Khả năng chuyền bóng của Casemiro hạn chế đúng như dự đoán, nhưng năng lượng xông xáo của tiền vệ người Brazil trong 25 phút đầu tiên tập trung pressing cao độ góp phần giúp Madrid vượt lên dẫn trước nhanh chóng. Real đi tiếp với tổng tỉ số 3-2 trước khi vượt qua Man City ở vòng bán kết và đánh bại Atletico Madrid ở trận chung kết, giành chức vô địch Champions League lần thứ 11 trong lịch sử và lần thứ 2 trong vòng 3 năm.

Từ khi được bổ nhiệm vào tháng 1 năm ngoái, Zidane chiến thắng 75% số trận đấu anh dẫn dắt Real Madrid. Ngoài cúp bạc Champions League, Madrid tươi mới của Zidane còn kết thúc chỉ với 1 điểm ít hơn Barcelona. Năm nay, Real đã giành chức vô địch đầu tiên sau 5 năm.
Nếu tính cả các Siêu Cúp và Club World Cup, đội bóng của Zidane đã có số danh hiệu nhiều hơn số lần thua trận. Sau thất bại 0-2 trước Wolfsburg, Real lập kỷ lục 40 trận bất bại liên tiếp trên mọi đấu trường. Ở bất cứ CLB nào khác, hẳn Zidane đã được xem là huyền thoại sống trên băng ghế huấn luyện, nhưng ở Real Madrid, anh vẫn bị nghi ngờ như thường.

Một trong những nghi ngờ là việc Real Madrid không có nhiều chiến thắng vượt trội. Trận chung kết với Ateltico Madrid năm ngoái, Los Blancos chật vật chiến thắng trên chấm 11m may rủi thay vì đè bẹp đối thủ. Real là CLB thể thao giàu nhất thế giới với doanh thu hàng năm lên đến 600 triệu euro. Họ sở hữu một loạt ngôi sao có khả năng tự định đoạt số phận trận đấu.

Ngược lại, Atletico chỉ có doanh thu bằng 1/3 Real. Cầu thủ xuất sắc nhất của họ là một trung vệ. Trong 2 trận chung kết Champions League gần nhất, họ phải sử dụng một cầu thủ chưa lành chấn thương – Diego Costa và một ngôi sao hết thời – Fernando Torres ở vị trí trung phong. Tuy nhiên, năm 2014, Atletico là đội dẫn trước đến tận phút 94. Đến năm 2016, Real chỉ ghi được 1 bàn thắng ở thế việt vị, họ tiếp tục gặp may khi Griezmann sút hỏng phạt đền mà vẫn bị đối thủ cầm chân 1-1 hết 120 phút trước khi giành chiến thắng trong loạt sút luân lưu 11m.

Dù sao, đó vẫn là những trận chung kết Champions League. Real là đội bóng thành công nhất ở châu Âu trong 5 năm gần nhất và Zidane không thể làm gì tốt hơn việc vô địch giải đấu này ở mùa giải năm ngoái. Tỉ lệ thắng của anh tương đương với Ancelotti và Manuel Pellegrini, cao hơn Jose Mourinho và Rafa Benitez nhưng Real không giống trước đây. Họ sở hữu những cầu thủ xuất sắc bậc nhất thế giới, thường xuyên có các trận đấu có phần lộn xộn, lúng túng nhưng luôn luôn biết cách giành chiến thắng. Real là đội bóng lớn duy nhất tạo ra cảm giác họ yếu hơn nhiều so với sức mạnh tập thể vốn có.

Real của Zidane không có những chiến thắng ấn tượng nhưng vẫn đủ để có danh hiệu, điển hình là trận chung kết Champions League với AtleticoReal của Zidane không có những chiến thắng ấn tượng nhưng vẫn đủ để có danh hiệu, điển hình là trận chung kết Champions League với Atletico
Với các đội bóng như Real, rất khó để nói về HLV – thoạt nhìn không ai đủ khả năng quản lý đội hình toàn sao như vậy, nhưng sau đó, họ lại giống như một đội bóng không cần HLV. Vấn đề then chốt không phải là chiến thuật mà là các phe phái trong phòng thay đồ.

Việc của HLV là làm sao cho tất cả các ngôi sao cảm thấy hạnh phúc với một trái bóng duy nhất có thể chia sẻ, làm thế nào để thuyết phục họ hỗ trợ phòng ngự trong bất cứ trận đấu nào và cuối cùng, lựa chọn một đội hình vừa có thể đá tốt vừa có thể làm vui lòng ngài chủ tịch. Không giống như một tập thể thì sao, ai quan tâm? Chỉ cần từng vị trí trình diễn những gì tốt nhất của họ, Real sẽ thắng dài dài.

Tất nhiên, dẫn dắt một đội bóng đặc biệt như Real không đơn giản như thế. Zidane phải thuyết phục ngài chủ tịch và hội đồng quản trị rằng họ cần một cái máy chạy ở giữa sân để bao bọc cho hàng hậu vệ. Tiếp đó, anh phải làm chủ “dải ngân hà” toàn sao trong phòng thay đồ và giữ cho mọi chuyện luôn yên tĩnh. Zidane dường như đã rất thành công ở đây, nhưng anh thành công theo cách không ai có thể lý giải.

ZIDANE LÀ AI?
Khi được hỏi về cú húc đầu tai tiếng năm nào trên kênh truyền hình Canal+, Zidane nhận lỗi nhưng khẳng định anh không hề hối tiếc. Từ tiếng Pháp anh sử dụng để mô tả nó là “geste”, có nghĩa là cử chỉ, là thái độ. Zidane xin lỗi vì những đứa trẻ có thể phải xem một cử chỉ xấu nhưng nhấn mạnh anh không hối hận, bởi lẽ anh hối hận cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận Materazzi đã đúng. Zidane không thể cãi lại án phạt, nhưng anh cảm thấy những kẻ khiêu khích ban đầu đáng bị trừng phạt hơn nhiều lần.

Đó có lẽ là cú húc đầu nổi tiếng nhất lịch sử. Chúng ta buộc phải tin rằng – theo lời Zidane nói – đó là lần đầu tiên chị gái anh bị lăng mạ trên sân bóng. Nếu không, đã phải có những cú húc đầu khác chứ? Hay Materazzi tự nghĩ ra chuyện, trong đúng 10 phút sự nghiệp cuối cùng của một cầu thủ chơi đến 681 trận đấu như Zidane? Chúng ta buộc phải tin rằng cú húc đầu với tất cả sức bình sinh đó – ngay trước mặt 4 trọng tài – là hành động không thể kiểm soát và không thể khác, bất chấp vinh quang và danh dự của cả dân tộc.

Trở lại với câu chuyện ở trên. Zidane vốn là một cầu thủ quá nổi tiếng và tất cả thẻ đỏ trong sự nghiệp của anh đều được lưu lại trên Youtube. Zidane đúng khi nói rằng hầu hết trong đó đến từ việc trả thù. Anh giật cùi chỏ khiến đối thủ đổ máu, anh đá thẳng vào mắt cá chân đối thủ từ phía sau, anh đấm đối thủ như một võ sĩ quyền anh…
Và có một cú húc đầu khác, dành cho Jochen Kientz của Hamburg. Nhưng nó không mấy ấn tượng và giống các tình huống thường thấy. Kientz có một pha vào bóng quyết liệt, cả 2 nổi khùng với nhau và Zidane không ngần ngại tặng cho hậu vệ người Đức một cú húc đầu. Hầu hết thẻ đỏ của Zidane đều diễn ra nhanh, rõ ràng và… ít gây tranh cãi.

Tuy nhiên, không có tình huống nào tương tự những gì đã xảy ra ở Berlin. Trong các lần bị trừng phạt trước đó, Zidane đều cố gắng che giấu hành động phạm lỗi với mục đích không bị đuổi khỏi sân. Nó giống như luật bất thành văn với các cầu thủ – không ai cố ý phạm lỗi để nhận thẻ đỏ. Nhưng cú húc đầu vào ngực Materazzi hoàn toàn khác. Zidane thậm chí lấy đà để húc ngã đối phương, bất chấp hậu quả. So sánh có phần khiên cưỡng, nhưng nó giống như cách Sepp Blatter… tham nhũng đầy tham vọng, thể hiện sức mạnh một cách liều lĩnh.

Có thể nói, cú húc đầu cuối cùng của Zidane khác tất cả những thẻ đỏ chúng ta từng chứng kiến. Hãy nhớ từ “geste”, một cử chỉ, điệu bộ. Nó nghe nhẹ nhàng hơn nhiều một cú húc đầu toàn lực. Materazzi có gì để nói? Cử chỉ gì?

Suốt một thập kỷ từ đó, người ta thường thấy những cú húc đầu vì mất kiểm soát, giận quá mất khôn. Chính Zidane đã khuyến khích mọi người hiểu như vậy. Nhưng không phải vậy – thẻ đỏ của anh hoàn toàn khác. Cử chỉ là một hành động nhỏ biểu lộ một thái độ, một trạng thái tinh thần nào đó. Materazzi chỉ trích và Zidane bác bỏ. Cú húc đầu như muốn nói rằng: cảm xúc của tôi quan trọng hơn bất cứ trận đấu nào, kể cả đó là trận chung kết World Cup. Cú húc đầu khẳng định Zidane là trung tâm.

Nên nhớ rằng trận đấu không nằm dưới sự kiểm soát của Zidane như thường lệ. Anh mạo hiểm thực hiện cú đá panenka ngay ở phút thứ 7 và suýt hỏng ăn. Bàn thắng lẽ ra không thuộc về Zidane. Đó là quả bóng của Thierry Henry, trong khi Florent Malouda là người kiếm được quả phạt đền. Cả tối hôm đó, Zidane không thể đưa trái bóng vượt qua Fabio Cannavaro chứ đừng nói đến Gianluigi Buffon.

Anh có một cơ hội tuyệt vời ở hiệp phụ, phút thứ 104. Từ một cú tạt bóng bên cánh phải, Zidane bật nhảy đánh đầu thẳng vào khung thành. Đó là cú đánh đầu hoàn hảo, bóng đi nhanh và sát xà ngang và mang đến cảm giác không thể cản phá, thậm chí còn khó đỡ hơn 2 pha đánh đầu thành bàn ở trận chung kết năm 1998 với Brazil. Nhưng bằng cách nào đó, Buffon đã dùng các đầu ngón tay đẩy bóng ra ngoài. Zidane nhăn mặt, mệt mỏi và cáu kỉnh. Mùa Hè năm đó, anh đã 34 tuổi.

Nhưng sự hung hăng của Zidane lại càng khiến anh thêm được yêu mến và nhớ mãi và minh chứng là hình ảnh tiêu biểu ở World Cup 2006 là cú húc đầu của Zidane với Materazzi
6 phút sau, Materazzi nằm dài trên sân. Cú húc đầu nói rằng: trận chung kết này thuộc về tôi. Câu chuyện của kỳ World Cup này là câu chuyện về Zinedine Zidane – không phải về việc anh bất lực trước hàng thủ Italia như thế nào mà về việc hậu vệ Italia không thể làm gì anh.

Và cuối cùng? Cú húc đầu có tác dụng. Tất nhiên không phải cho đội tuyển Pháp. David Trezeguet sút 11m trúng xà ngang trong khi 5 cầu thủ Italia đều hạ được Fabien Barthez. Zidane xem tất cả từ phòng thay đồ. Nhưng khi đội tuyển Pháp trở về Paris, đám đông lại hô vang “Zizou, Zizou”. Tổng thống Pháp Jacques Chirac ca ngợi cá tính của anh.

Mùa Hè năm ngoái – 10 năm sau trận chung kết, các bài viết kỷ niệm xuất hiện nhan nhản, nhưng chúng không dành cho Materazzi, cũng không dành cho Buffon, người có lẽ xuất sắc nhất lịch sử ở vị trí của anh, không nốt Quả bóng vàng Cannavaro, nhưng có rất nhiều về cú húc đầu. Nó có lẽ vẫn là sự kiện đáng nhớ nhất thế kỷ này. Nó là khoảnh khắc về Zinedine Zidane, và cảm giác của anh. Một người đàn ông lớn hơn trận đấu, lớn hơn đội bóng, và có lẽ lớn hơn cả chính môn thể thao mà anh thi đấu.

QUYỀN LỰC CỦA MỘT KẺ ĐỘC TÀI ƯA NHÌN
Lạy Chúa, trần đời có một cầu thủ đẹp đến vậy. Zidane không bao giờ có vẻ tự nhiên khi không có bóng – anh chạy quềnh quàng và nhìn chằm chằm về phía trước, hông trái lệch lệch như thể nông dân trồng rau lâu năm, bên phải nhẹ nhàng hơn, cánh tay muốn dính vào cơ thể, mắt nhuốm màu u tối.

Nhưng rồi trái bóng đến, anh bắt đầu một vũ điệu, mở ra cái đẹp. Chiếc áo đấu bung khỏi quần, cái đầu hói lấp loáng sáng bóng lộ rõ vẻ tinh ranh, mạnh bạo mà trầm tĩnh phi thường. Anh có thể tưởng tượng trái bóng đi qua những khe hở không thể hình dung của đối thủ, khám phá những ô cỏ nhỏ không người bảo vệ cho dù là ở San Siro hay Bernabeu. Trong khoảnh khắc, trái bóng như nhỏ lại hóa thành mảnh tâm hồn thất lạc của Zidane.

Bởi vì cái đẹp, trên thực tế có thể người ta quên đi những gì anh đoạt được. Bằng cách nào đó, những cầu thủ như Zidane tạo ra vẻ đẹp lấn át cả chiến thắng. Khi họ giành chiến thắng – tất nhiên họ sẽ thắng rồi, nhưng bạn có thấy cú vô-lê đó? Từ tài năng như thế, chúng tôi suy luận chiến thắng chỉ là một sản phẩm ngẫu hứng, sự ngẫu hứng bình thường.

Nó có thể giúp bạn và tôi và cả Florentino – những người đang bị ám ảnh vì những con số – thưởng thức bóng đá nhiều hơn việc dán mắt vào màn hình theo dõi trận đấu 90 phút được tài trợ bởi Barclays và Gazprom. Có lẽ chúng ta cần điều đó ngay bây giờ – cần một bức tranh vẽ vẻ đẹp của Zidane, một thiên tài gốc Algeria trong trái tim đội tuyển Pháp, một cậu nhóc trên đường phố Marseille mơ mình là Platini.
Những khoảnh khắc thiên tài như bàn thắng trong trận chung kết Champions League 2002 là nguyên nhân khiến NHM đam mê ZidaneNhững khoảnh khắc thiên tài như bàn thắng trong trận chung kết Champions League 2002 là nguyên nhân khiến NHM đam mê Zidane
Nhưng ngôn ngữ của cái đẹp dễ khiến người ta bỏ quên lý do tại sao Zidane thành công tại Real Madrid. Ngôn ngữ thực của Zidane là quyền lực. “Tôi luôn luôn chọn Platini”. Tất nhiên. “Còn mấy đứa bạn, tôi để bọn họ chia sẻ các thần tượng khác của tôi”. Thật hào phóng. Nhưng khoan, ai là người tự cho mình quyền cho phép ở đây? Zidane luôn luôn có tham vọng và có mục đích.

Trong báo giới Pháp – như Philippe Auclair giải thích với Eight by Eight – có những báo cáo liên tục về tham vọng của Zidane, về những thói quen hung hăng của anh. Họ chắc chắn anh tham gia rất hăng hái vào vụ bê bối tham những của Blatter và FIFA, chắc chắn anh không chịu kiến tạo cho Henry trong giai đoạn 2 người nằm trong số những cầu thủ tấn công hay nhất thế giới và anh đã âm thầm xây dựng vị thế chính trị ở Algerian Kabyle – tất cả khía cạnh đen tối nhất của anh đều bị viết ra.

Ở đây chúng ta hãy đề cập đến Real Madrid. Bất kể cầu thủ nào của Real Madrid trả lời phỏng vấn, bất kể câu hỏi như thế nào, câu trả lời đều chứng minh tài năng của một Zidane HLV lớn hơn nhiều lần mớ lý thuyết suông về tài năng đó. Tất cả mọi người đều cho rằng các cầu thủ sẽ chiến đấu vì anh. Họ nghe lời. Họ giao tiếp, cư xử giống như các cầu thủ hơn là các siêu sao bố đời. Và tất nhiên họ làm đúng phận sự. Một người đàn ông đứng giữa sân, chậm rãi ghi lại hành động của 20 cầu thủ xung quanh. Anh là một tiền vệ tấn công. Tại sao chúng ta phải gọi anh là một thi sĩ hơn là kẻ độc tài?

Những giá trị bóng đá đẹp đẽ giúp Zidane tạo ra quyền lực ở đội bóng khắc nghiệt nhất thế giời Real MadridNhững giá trị bóng đá đẹp đẽ giúp Zidane tạo ra quyền lực ở đội bóng khắc nghiệt nhất thế giời Real Madrid

Nghệ thuật và sự thao túng có mối quan hệ chặt chẽ hơn chúng ta tưởng. Cả hai đều rõ ràng. Nhưng một hướng đến cái đẹp, một hướng về quyền lực. Với Zidane, từ đôi chân trần ở Marseille và từ Turin đến Madrid, giật cùi chỏ vào kẻ chơi xấu anh hay hạ nốc ao Materazzi – đó luôn luôn là quyền lực.

Món quà của Zidane là anh có thể giành chiến thắng bằng cách tạo ra một trận đấu đẹp hơn là biến nó trở thành xấu xí. Nhưng ý nghĩa và kết cuộc luôn luôn rõ ràng. Anh luôn luôn nhận được những gì mình muốn. Những gì đã xảy ra thật đẹp? Chúng ta may mắn khi được chứng kiến nó. Vẻ đẹp là sản phẩm, là sự ngẫu nhiên trên con đường hướng đến mục tiêu lớn hơn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *