Wayne Rooney – Người đội trưởng phải chiến đấu vì những tên tầm thường

Wayne , anh là ai? Một cầu thủ trung bình được định giá quá mức và trả lương cao ngất ngưởng? Một người không bao giờ biết kìm chế trong những trận cầu căng thẳng? Hay bản thân anh là câu chuyện về những ước vọng tan vỡ? Dưới đây là tâm sự, là dòng cảm xúc của Pratik Guha về Wayne được đăng trên trang Goalden Times.

“Chỉ còn 5 ngày nữa là tới sinh nhật thứ mười bảy, và Wayne Rooney đã trưởng thành”

Buổi tối tháng Mười. Một gia đình nhỏ ở phía Nam thành phố Kolkata, Ấn Độ đang bận rộn gói đồ chuẩn bị cho chuyến du ngoạn mùa Thu bên ngoài thành phố, vốn đã được chờ đợi từ lâu. Thành viên nhỏ nhất trong nhà ngồi lướt qua các kênh truyền hình, tìm xem hoạt hình trên Cartoon Network. Hồi ấy bóng đá vẫn không phải ưu tiên tìm xem hàng đầu của cậu bé, nhưng sau khi tình cờ xem một trận đấu, âm thanh hứng khởi từ tiếng nói của bình luận viên đã thực sự khiến cậu chú ý.

Hình ảnh thoáng qua về một bàn thắng trên ti vi đã làm cậu bé ngừng chuyển kênh. Rồi sau đó là hình ảnh quay chậm bàn thắng. Một cậu trai mặc áo xanh nhận bóng từ đường chuyền bổng của đồng đội. Cậu xoay người, chạy vài bước rồi sút bóng từ ngoài vòng cấm địa. Trái bóng bay vòng cung rồi xoáy thẳng vào khung thành. Cậu bé chuyển kênh ngay sau đó, nhưng vài giây hình ảnh về pha bóng quay chậm ấy cứ hiện đi hiện lại trong tâm trí cậu.

Ngày hôm sau, báo chí đăng tải tràn ngập thông tin về người đã ghi bàn thắng ấy. Wayne Rooney của , một cậu trai mới 16 tuổi đã chấm dứt chuỗi trận bất bại của Arsenal hùng mạnh. Cậu cũng vượt qua Michael Owen để trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn trong lịch sử Premier League. Giờ đây, sau nhiều năm kể từ khi ký ức trong buổi tối hôm đó sống dậy, rõ ràng vài giây ngắn ngủi ấy đã bắt đầu cho một hành trình dài đầy những điều lãng mạn thật khó lý giải.

“Yêu thích” là một từ mang trong đó vô số tầng ý nghĩa cảm xúc. Một số người có thể truyền tải hết tình cảm của họ ra bên ngoài, số khác chỉ có thể giải thích phần nào và chôn giấu phần cảm xúc còn lại sâu trong lòng. Cảm xúc ấy, chỉ chính bản thân mỗi chúng ta mới có thể thấu cảm được.

Làm thế nào để bạn chọn cho mình một đội bóng yêu thích, một cầu thủ yêu thích? Nói ra nghe có vẻ cường điệu hóa giống như một bộ phim hay vở kịch, nhưng chọn ra cầu thủ và đội bóng yêu thích là một thứ gì đó rất gần như việc có một bạn tình. Chúng ta chẳng mấy khi thay đổi tình yêu dành cho một cô gái. Dù nếu có tình mới, thì cảm xúc về mối tình ấy cũng chẳng giống như bên tình cũ.

Có cuộc tình như ma thuật, cuốn lấy ta từ cái nhìn đầu tiên; nhưng cũng có cuộc tình ngày càng sâu nặng và bền chặt theo thời gian. Có cuộc tình được sinh ra ở những thời khắc chiến thắng vinh quang, nhưng cũng có cuộc tình trưởng thành từ việc phải cảm nhận thất bại nặng nề.

Nhưng tại sao tôi lại nói ra hết thảy những điều ở trên? Wayne Rooney có phải cầu thủ tôi yêu thích không? Trả lời câu hỏi ấy thật dễ dàng. Nhưng nếu tôi được hỏi câu đó khoảng 10 năm trước, câu trả lời có thể rất khác. Bóng đá chỉ phổ biến trong cuộc sống của tôi sau mùa giải 2005/06, khi truyền hình cáp về làng. Trước đó, muốn xem bóng đá quốc tế chỉ có EURO, World Cup và các trận đấu lớn được chiếu trên ti vi của câu lạc bộ địa phương, hoặc phải qua nhà hàng xóm xem.

khi ấy là đội bóng tôi thường xuyên theo dõi đơn giản vì họ là đội bóng thành công nhất trong lịch sử Premier League. Họ có tầm phủ sóng mạnh nhất trên tất cả phương tiện truyền thông. Hai cái tên nổi tiếng đầu tiên mang lại cảm giác thân thuộc với tôi là Sir Alex Ferguson và David Beckham. Rồi đến một cậu trai chuyên xài động tác giả, cùng ĐT Bồ Đào Nha gây ấn tượng ở EURO 2004.
Xem Rooney và Ronaldo lớn lên cùng nhau, không sợ hãi đương đầu đối thủ – một người là phù thủy sân cỏ, sở hữu kỹ thuật tuyệt đỉnh, điệu nháy mắt chết người cùng nụ cười ranh mãnh; kẻ còn lại mang khả năng phá hủy cuồng bạo, sức mạnh và quyết đoán mạnh mẽ như một khối thép đặc – thực sự là một cơ hội chiêm nghiệm hiếm có. Một câu chuyện tình như thế đã bắt đầu từ những bước đi chập chững, dần lớn lên để trở thành thứ gì đó bỗng khiến ta cảm thấy to lớn lạ thường.

Nhưng chúng ta cũng biết, chẳng cuộc tình nào hoàn hảo nếu như không có cãi vã, xung đột. Điều đó xảy ra vào mùa Hè World Cup 2006, giữa hai tài năng trẻ sáng giá nhất của United. Một người nhục nhã phải nhận thẻ đỏ rời sân, người còn lại lọt vào bán kết, hoàn toàn thấu hiểu mình bị đồng đội ghét bỏ đến thế nào. Xung đột ấy có thể đã phá nát United nếu khi đó “Quỷ đỏ” không có người đàn ông vĩ đại mang tên Sir Alex Ferguson.

Nhưng mùa giải 2006/07 sau đó lại đánh dấu hố sâu ngăn cách về trình độ giữa hai cầu thủ. Chênh lệch về khả năng tiến bộ giữa hai “thần đồng” ngày một trở nên rõ ràng, khi sự cần cù trở thành yếu tố quyết định. Trong hồi ký của mình, Rooney thừa nhận khi Ronaldo trở lại Manchester sau World Cup, anh ấy hoàn toàn thay đổi cả về thể chất lẫn khía cạnh chơi bóng.

Trong khi Cristiano khích lệ bản thân đi theo con đường chiến thắng giúp anh ngự trị trên đỉnh Everest như ngày nay, Rooney gần như trong cả sự nghiệp chỉ được chơi như một cầu thủ hỗ trợ người khác. Với tư cách một cổ động viên theo dõi cả hai người họ chơi bóng bên nhau từ những ngày đầu tiên, thật buồn khi thấy một người dần bước vào bóng tối, bị người còn lại che khuất. Rõ ràng hai người họ bị định mệnh chia rẽ đi theo hai con đường khác nhau.

Và khi mọi đồn đoán, mọi nghi ngờ trở thành sự thực, Cristiano hoàn thành ước mơ được chơi bóng cho Real Madrid của anh ấy, bạn đoán xem tôi nghĩ gì? Tôi sẽ không nói dối. Giống như nỗi buồn vì khoảng trống Cristiano bỏ lại, lòng trung thành của Rooney khiến tôi thấy vui. Không chỉ có tôi, mọi anh em hâm mộ Manchester United trên toàn thế giới đều trông chờ cậu bé đến từ Everton gồng gánh một phần gánh nặng của CLB.

Sau World Cup 2006, cả hai vẫn là đồng đội nhưng trong kgi Ronaldo tiến lên tầm cao mới rồi chuyển sang Real với giá kỷ lục thế giới thì Rooney dậm chân tại chỗ tại Man UnitedSau World Cup 2006, cả hai vẫn là đồng đội nhưng trong kgi Ronaldo tiến lên tầm cao mới rồi chuyển sang Real với giá kỷ lục thế giới thì Rooney dậm chân tại chỗ tại Man United
Hãng đồ thể thao Nike từng làm quảng cáo cùng Rooney, trong đó ghi lại thông điệp: “Chào mừng đến nơi này. Đây không phải nơi bạn có thể đơn giản đặt chân tới ăn bánh uống trà. Hầu hết những cầu thủ sẽ không tới gần nơi đây. Số khác gọi nơi đây là nhà, từ mùa giải này tới mùa giải khác. Và tình yêu chỉ ngày một bền chặt hơn trong những thời khắc khó khăn”.

Nhưng Rooney đã trở thành cầu thủ như anh ấy mong muốn hay chưa? Trách nhiệm đè nặng khiến anh ấy tiến bộ, hay những kỳ vọng trên trời đã vùi dập anh ấy? Thật khó trả lời chính xác. Nhưng tình yêu trong tim tôi dành cho anh chẳng bao giờ ngừng đầy lên. Luôn có nhiều tranh cãi, nhiều câu hỏi được đặt ra về đẳng cấp, khả năng, đóng góp và lời cường điệu về thu nhập của Rooney. Anh ấy có thực sự xứng đáng với điều đó không? Có. Ít ra là trong phạm vi của bóng đá Anh.

Rooney thực sự đã trở thành một huyền thoại đúng như anh mong muốn. Không chỉ là cánh chim đầu đàn trong suốt một thập kỷ của Manchester United, anh còn thực hiện tốt nghĩa vụ ở ĐTQG. Anh sinh ra trong một đất nước vốn tự hào khai sinh ra môn bóng đá. Và Rooney đã trở thành đầu tàu ở thời điểm “Tam Sư” mòn mỏi tìm kiếm một tài năng dẫn cả đội vượt lên phía trước bằng việc thực hiện công việc quan trọng nhất: Ghi bàn.

Nhưng Rooney liệu đã thực hiện thành công nhiệm vụ anh phải làm suốt những năm qua chưa? Những con số không hề biết nói dối, và chúng trả lời là “Có”. Sách kỷ lục cũng vậy. Rooney vượt qua một số 10 khác của United, Sir Bobby Charlton để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất ở CLB lẫn ĐTQG. Thành tích của Rooney chỉ bớt long lanh đi phần nào khi so sánh vị trí thi đấu: Sir Bobby Charlton là một tiền vệ, chứ không phải tiền đạo.
Nhưng bỏ qua chuyện thành tích, nếu dùng lý trí để chọn ra đội hình 11 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại của Manchester United, liệu bạn có lập tức gọi lên cái tên Wayne Rooney? Có lẽ là không. Rooney là một cầu thủ xuất sắc với nhiều tố chất vượt trội, nhưng nếu xét riêng từng khả năng chuyên biệt, những người từng thi đấu với anh lại vượt xa.

Robin van Persie là một sát thủ thực sự với kỹ năng dứt điểm lạnh lùng hơn hẳn Rooney. Cristiano Ronaldo cùng Zlatan Ibrahimovic chắc chắn đánh gục được Rooney cả về sức mạnh thể hình lẫn thể lực. Xét về nhanh nhẹn, Rooney bị Tevez vượt xa, còn Berbatov hơn anh hẳn ba tầng công lực kỹ thuật, đặc biệt ở độ tinh quái lẫn khả năng đỡ bóng mượt mà như lụa.

Vậy tại sao Rooney lại là cầu thủ tôi yêu thích? Mỗi lần tự hỏi mình câu này, hoặc được ai đó hỏi về tình yêu dành cho Rooney, câu trả lời lại tự hiện lên trong đầu tôi. Ở đó, anh hiện lên như một thực thể sống bên cạnh tôi, và cả hai ở trong một trận chiến.

Chúng tôi là ai? Tôi là ai? Tôi chỉ là một trong vô số những kẻ vô danh tạo ra tầng lớp “thường thường bậc trung”, hay nói đúng hơn là “lũ hạng xoàng”. Chúng tôi đều là những người sinh ra với tài năng có hạn, luôn thấy mình bị những người tài năng hơn vượt qua.

Mỗi khi ở trong đám đông chứng kiến Rooney chơi bóng, nhìn anh ấy đối đầu hậu vệ đối phương, tôi đều thấy như thể anh đang đưa trận chiến của tôi lên một nấc thang lớn hơn. Mỗi lần Rooney đi bóng qua đối thủ, mắc kẹt giữa rừng chân đội bạn, hay ngã xuống, tôi đều thấy như là trận chiến của mình bị rào chắn chặn đứng lại. Nhưng anh không bao giờ mất quá nhiều thời gian để đứng lên.
Bị tụt lại quá xa phía sau những thiên tài ở cùng thế hệ trong cuộc đua tiến tới ngôi đền vĩ đại vĩnh cửu trong bóng đá, anh vẫn không ngừng chiến đấu. Rooney chưa bao giờ là cầu thủ xuất sắc nhất trong thế hệ của anh, ngay cả khi đạt phong độ cao nhất. Phần nhiều lý do trong số đó Rooney chỉ biết trách bản thân.

Nhưng anh lại là người không bao giờ chịu rời bỏ cuộc chiến, giống như một game thủ không bao giờ biết ấn nút thoát game. Cuộc chiến này hình thành nên con người anh. Rooney là mẫu người bạn có thể tin tưởng trong mọi trận đấu, dù đó là trận giao hữu hay chung kết giành cúp. Người đàn ông ấy không bao giờ ngã xuống trước trận chiến. Rooney trong mắt tôi chỉ cần như vậy là đủ.

Đêm chung kết Champions League 2011 vẫn chưa bao giờ ngừng ám ảnh tôi. Trận thua năm 2009 giống như một cú sốc hơn, nhưng năm 2011 là một cuộc đấu không cân sức ngay từ đầu, “thế” và “lực” của hai đội minh chứng rõ rệt cho điều đó. Một bên là gã khổng lồ vẫn không ngừng lớn mạnh, thống trị châu lục và tuyên bố khẳng định vị thế tuyệt đối của họ, với Messi, Xavi, Iniesta trong đội hình. Bên còn lại mang một đội hình già cỗi, dùng bộ đôi tiền vệ trung tâm có tổng số tuổi là 68 (Carrick và Giggs).

Nhưng ở đội hình “vừa thiếu vừa yếu” ấy, có một kẻ từ chối thỏa hiệp với thất bại. Anh không ngừng chạy, cố gắng dấy lên hy vọng dù chỉ là một chút nhỏ nhoi. Rồi hy vọng ấy cũng dần tan vỡ về những phút cuối. Vào lúc những bước chạy, những cú sút dần ngừng lại, tiếng gào bất lực của Rooney trên sân cứ ngày một nhiều lên.
Khi Van Persie cập bến Old Trafford, người hâm mộ United trìu mến gọi bộ đôi tiền đạo “Quỷ đỏ” là Batman và Robin. Cách gọi ấy chỉ đơn thuần xuất phát từ tình yêu, nhưng lại vô tình cho thấy hành trình của Rooney tại Manchester United có nhiều điểm trùng hợp đáng ngạc nhiên giống như Batman cố gắng bảo vệ thành phố Gotham vậy.

Batman nguyện thề dành cả đời chống lại lũ tội phạm và giữ cho Gotham an toàn như ta thấy trên truyện và phim, nhưng chừng đó chưa bao giờ là hoàn hảo với anh. Còn Rooney cống hiến những năm tháng tươi đẹp nhất cho Manchester United, nhưng anh vẫn bị đánh giá thấp, và dễ bị chỉ trích chỉ vì những sai lầm cỏn con.

Batman nhiều lần bị khắc họa thành kẻ thù của công chúng, đôi lúc do lỗi lầm của mình, nhưng hầu như anh đều chấp nhận bị nguyền rủa vì những lợi ích lớn lao hơn cho mọi người. Còn Rooney, anh có thể không phải hình mẫu lý tưởng về lòng trung thành như Scholes hay Giggs, nhưng cũng nhiều lần phải trở thành kẻ giơ đầu chịu báng vì thành tích tồi tệ của cả đội.

Những lùm xùm trước mỗi lần tăng lương kếch xù, mối quan hệ phức tạp với HLV Ferguson, mức phát triển không tương xứng với khả năng; tất cả những điều đó trở thành lý do khiến ta dễ dàng trỏ tay chỉ trích Rooney. Nhưng cũng giống như Batman âm thầm bảo vệ Gotham, Rooney của Manchester cũng sẵn sàng chống lại tất cả vì đội bóng yêu quý. Anh luôn có mặt đúng thời điểm “Quỷ đỏ” cần anh nhất.
Batman từng tuyên bố “Ta là hiệp sĩ bóng đêm, ta sẽ trở thành bất cứ thứ gì miễn là Gotham cần ta”. Rooney cũng như vậy. M.U thiếu tiền đạo cắm, Rooney đá tiền đạo cắm. M.U cần người làm nền cho Ronaldo, Tevez, Berbatov, Van Persie, Ibrahimovic, Rooney lùi xuống làm tiền đạo lùi. M.U thiếu tiền vệ cánh, Rooney đá dạt sang cánh trái, có lúc sang hẳn cánh phải. Đỉnh điểm là giai đoạn M.U khủng hoảng tiền vệ trung tâm, Rooney cắn răng chấp nhận xuống đá trụ.

Liên tục bị xếp đá các vị trí trái sở trường khiến người hâm mộ chỉ ấn tượng về Rooney như một cầu thủ đa năng, dù anh là một tiền đạo thực thụ với bản năng sát thủ miễn chê. Anh có thể ghi 30 bàn trong một mùa giải mà người làm bóng gần như chỉ có một Antonio Valencia chỉ biết cắm đầu dốc bóng xuống biên rồi tạt vào vòng cấm địa.

Chi ít tiền, Monaco vẫn khiến PSG kiêng nể
Thời điểm tỷ phú Nga Dmitry Rybolovlev mua lại AS Monaco, tưởng như bóng đá châu Âu sẽ có thêm một “thiếu gia” chi tiền…
Trở thành một cầu thủ đa năng cũng có nghĩa là sở trường của Rooney cùn mòn dần đi. Bản năng sát thủ ngày một mờ nhạt do phải đảm nhiệm công việc thầm lặng, Rooney khiến ta ngỡ như tầm ảnh hưởng của anh cũng nhạt nhòa theo; dù sự thực Rooney vẫn là ở ĐTQG lẫn CLB.

Đứng giữa vô vàn chỉ trích, Rooney vẫn xứng đáng là một người hùng của Manchester United.

Nhưng liệu Wayne Rooney có luôn là một nguồn cảm hứng lý tưởng đáng để nhìn vào không? Hãy để tôi thành thực đưa ra câu trả lời tàn nhẫn. Không, không, không! Anh ấy đã nhiều lần gây rắc rối cho câu lạc bộ. Cái tôi quá lớn khiến Rooney nhiều lần tự tạo ra rào chắn ngăn bản thân tiến bộ. Mối quan hệ giữa anh với hai nhân vật quan trọng nhất trong đội trở nên tồi tệ như khúc xương cho chó gặm. Và tôi rất buồn khi anh muốn rời đội. Thái độ sớm nắng chiều mưa của Rooney từng là một giai đoạn thử thách khó khăn cho những người hâm mộ như tôi.
Nhưng Rooney vẫn luôn là Rooney. Sau lần thất bại, bị chỉ trích thậm tệ ấy, anh đã trở lại thi đấu, cống hiến mùa giải tuyệt vời nhất trong sự nghiệp (2010/11). Là một cầu thủ dũng cảm, Rooney đứng lên như một người đàn ông thực thụ xin lỗi vì những điều mình đã làm. Ba năm sau đó, chuyện tương tự lại xảy đến lần nữa. Lần này thay vì ồn ào lên tiếng đòi ra đi, Rooney đã trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn. Anh chọn cách im lặng.

Tôi có tha thứ cho anh ấy? Có lẽ là như vậy.

Tôi có nên tha thứ không? Chẳng phải người ta yêu đôi lúc vẫn làm chuyện có lỗi khiến ta cảm thấy đau đớn hay sao?

Anh có làm tôi thất vọng không? Liệu điều đó đã đặt dấu chấm hết cho tất cả chưa? Chưa. Và Rooney, như chính bản thân anh, bị mắc kẹt giữa vòng luẩn quẩn ấy.

Mười lăm năm đã trôi qua kể từ buổi tối tháng Mười định mệnh ấy. Wayne Rooney đã bước qua một hành trình dài từ cái ngày anh còn là một cầu thủ trẻ tóc hoe vàng nâu có tính khí thất thường. Giờ đây anh bất ngờ đưa chúng ta tới điểm dừng của hành trình. Dù biết ngày này một lúc nào đó chắc chắn sẽ tới, nhưng tôi vẫn chưa thể chuẩn bị cho điều đó. Hành trình của Rooney trong màu áo Manchester United không chỉ là hành trình của riêng anh – nó còn truyền cảm hứng tới vô vàn người hâm mộ.
Chúng ta đã đi chung một con đường bên cạnh anh suốt mười ba năm qua. Từ một đứa trẻ, chúng ta giờ là người trưởng thành; còn Rooney cũng trở thành một cựu binh dạn dày trận mạc. Giờ đây, anh đã trở về nơi anh bắt đầu mọi thứ. Một vòng tròn vừa lãng mạn, vừa đầy tiếc nuối được vẽ lên tròn vành vạnh. Nhưng một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra; nơi dừng chân của một hành trình cũng là điểm bắt đầu cho một hành trình khác. Tôi hy vọng anh ấy sẽ tìm lại được cảm giác chơi bóng, và mong mỏi sẽ có thêm những câu chuyện tình được viết lên.

Cho tới ngày đó, xin được nói lời tạm biệt anh, Wayne – Kẻ xuất chúng.

Pratik Guha”

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *